[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Con của bạn bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng không khỏi luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán biết được bệnh trẻ đang mắc, từ đó có cách chữa trị hợp lý, kịp thời. Đưới đây là bài viết cách bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia Ích Nhi. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do cảm lạnh:

Biểu hiện:

  • Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm, mắt kèm nhèm, chán ăn.
  • Những biểu hiện khác: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ (nhiệt độ thường là 38,6 độ C)

Thủ phạm chính:

Bệnh cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài với cả đợt cảm lạnh của bé (thông thường từ 7 đến 10 ngày), cũng có trường hợp kéo dài hơn gấp đôi nhưng bệnh lại giảm nhẹ từng ngày.

Mẹ nên làm gì:

Trong trường hợp này các mẹ hãy cố gắng giữ cho mũi của bé luôn được sạch và thông thoáng nhé. Chứng tắc mũi, nghẹt mũi hay bị nhỏ giọt có khi còn làm bệnh nghiêm trọng hơn. Với trẻ sơ sinh hay các bé đang tập đi chưa thể tự xì mũi, các mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý và giúp con hút các chất bẩn trong mũi, nước mũi ra bằng cách dùng ống hút mũi theo hướng dẫn của bác sỹ.

Các loại thuốc thông mũi có thể được sử dụng cho trẻ hơn 2 tuổi nhưng các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi cho con dùng thuốc, vì có thể bé bị viêm xoang (bệnh do vi khuẩn gây nên trong thời tiết lạnh) hoặc các căn bệnh khác như hen, suyễn hay bị viêm họng.

Vì cảm lạnh là do vi rút gây ra, nên kháng sinh sẽ không có ích trong phòng, chữa. Do đó, cần vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy, giúp bé ít ho hơn. Mẹ cũng nên cho bé uống siro trị ho cho bé có công thức từ Quất – Mật Ong – Húng Chanh vì đây là những thành phần giúp trị ho cảm, long đờm cực tốt, lại kích thích tiết dịch trong đường hô hấp, làm dịu vết sưng viêm.

Tuy nhiên, nếu bé chảy nước mũi xanh dai dẳng và sốt, thì bạn hãy cho con gặp bác sỹ và cân nhắc dùng kháng sinh bởi cũng có thể bé bị viêm mũi do vi khuẩn.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do viêm tiểu phế quản

Biểu hiện:

Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Những biểu hiện khác:

Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè

Thủ phạm chính:

Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng trên và thường những con virus đáng ghét này tác oai tác quái vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Các mẹ đừng nên nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản ở người lớn và trẻ em lớn hơn nhé, trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi hay bị nhiễm căn bệnh viêm tiểu phế quản này.

Mẹ nên làm gì:

Các mẹ hãy gọi bác sỹ ngay hoặc đưa con đi khám khi phát hiện thấy bé khó thở và không muốn ăn uống gì. Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cần được nhập viện để điều trị bằng khí oxygen. Nếu bé chỉ bị viêm nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do viêm phế quản:

Biểu hiện:

Ho nhiều về đêm: Trẻ bị ho khan và thường ho nhiều, ho nặng về đêm khiến trẻ không ngủ được.

Thủ phạm chính:

Thường gặp khi trẻ bị hen, viêm phế quản –tiết ra nhiều chất nhầy, gây viêm và co thắt và kích thích làm bé ho.

Mẹ nên làm gì?

Những trường hợp nhẹ có thể được dùng thuốc giãn phế quản dạng hít (khí rung), đồng thời cho bé dùng thuốc dự phòng hằng ngày. Nặng hơn, hãy cho con đi khám bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hiệu quả.

Ho do Viêm phổi

Biểu hiện:

Ho dữ dội: Tiếng ho của bé có vẻ ướt và nhiều đờm; sau cơn ho thường đỏ mặt, thở nhanh hơn bình thường.

Thủ phạm chính:

Có thể bé bị viêm phổi – do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào phổi, khiến phổi bị ứ đầy dịch. Vì vậy, bé phải ho để cố gắng tống lượng dịch ứ đọng này ra khỏi phổi. Thế nên, ho do viêm phổi thường khá đáng sợ.

Mẹ nên làm gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phổi qua thăm khám nhưng có thể cần cho bé đi chụp X quang phổi. Bé có thể cần làm test đo độ bão hòa ô xi của máu (bằng một chiếc máy kẹp vào đầu ngón tay) để kiểm tra xem lượng ô xi trong máu có bị thấp hay không. Nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy viêm phổi là do vi khuẩn, bé sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh; với viêm phổi do vi rút thì nên dùng siro thảo dược từ Quất – Mật ong – Húng Chanh để giảm viêm, giảm ho hoặc để bệnh tự diễn biến.

Viêm phổi có thể điều trị ngoại trú, nhưng nếu nặng, bé có thể phải nằm viện vài ngày.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do Cảm cúm

Biểu hiện:

Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm

Những biểu hiện khác: Mẹ thấy bé bơ phờ, mệt mỏi và bé than cổ họng bị rát, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn.

Thủ phạm chính:

Cảm cúm do virus gây ra thường trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười một hàng năm

Mẹ nên làm gì:

Mẹ hãy gọi bác sỹ ngay nếu con sốt hơn 38,6 độ C, bé có biểu hiện bị tiêu chảy và không muốn ăn uống gì. Bác sỹ sẽ cho mẹ các cách để tránh cho bé bị mất nước. Mẹ cố gắng cho bé uống thật nhiều nước và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm bớt sự tắc nghẽn ở đường hô hấp của con nhé. Ngoài ra để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng hàng năm, tốt nhất cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 23 tháng, độ tuổi rất dễ lây nhiễm căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo bài viết: Bé bị cảm phải làm sao? +Cách trị cảm trẻ em ít ai biết

Ho gà

Biểu hiện:

Ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè.

Thủ phạm chính:

Có thể  là do vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.

Mẹ phải làm gì:

Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

NHA KHOA MỸ

CS1: 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

CS2: 11 Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà Nội

CS3: B10 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0989 868 005

lienhe@nhakhoamy.vn

Chính sách chung

Bảo mật thông tin

Hướng dẫn đặt lịch

Chính sách thanh toán

Bảng giá dịch vụ

Fanpage