Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Tiếng con ho luôn làm cha/mẹ xót xa. Xót xa hơn khi con lại phải dùng thuốc kháng sinh đợt này chưa dứt, đợt khác lại tới rồi thì rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, gầy ốm, còi cọc, chưa kể nguy cơ kháng thuốc rình rập cận kề. Có biện pháp nào để trị ho cho bé không dùng kháng sinh không?

Vì sao nhiều bác sĩ lại kê kháng sinh khi trẻ bị ho?

Thứ nhất: những dấu hiệu ban đầu như ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi khi ngủ, thường không được các mẹ coi trọng với suy nghĩ “húng hắng đơn giản, để trẻ tự khỏi”. Chỉ tới khi tình trạng của con trở nặng, bội nhiễm các mẹ mới tá hóa đi khám, mua thuốc.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Thứ hai: môi trường ô nhiễm khiến tỉ lệ bội nhiễm vi khuẩn tăng cao. Có thể ban đầu trẻ chưa bị nhiễm khuẩn mà mới chỉ chớm ngứa, rát họng hoặc nhiễm lạnh gây ho hoặc khóc nhiều gây ho. Tuy nhiên, thời gian ốm kéo dài  khiến sức đề kháng suy giảm trầm trọng thêm việc ứ đọng dịch mũi, đờm tại họng… tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, khi trẻ vào tới bệnh viện sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng chéo trong bệnh viện.

Thứ ba: một số bác sĩ có thể đề phòng trường hợp trẻ diến biến viêm họng nên thường kê kháng sinh luôn vì “giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Kháng sinh trong trường hợp này để “phòng” nhiễm khuẩn hơn là để “trị”. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh để lại hiểm họa kháng thuốc lâu dài ở trẻ.

Làm sao để trị ho cho bé không dùng kháng sinh?

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, để trị Ho đúng cách cho trẻ, nhất thiết các mẹ phải lưu ý 2 vấn đề:

Thứ nhất, phải quan tâm và điều trị sớm các dấu hiệu ban đầu của viêm đường hô hấp. như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, húng hắng ho.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên mẹ chăm sóc khi trẻ bị ho

Các mẹ lưu ý, không chỉ vào thời điểm mùa đông trẻ mới bị nhiễm lạnh, mà ngay cả mùa hè trẻ cũng thường xuyên bị nhiễm lạnh như:

  • Trẻ nằm điều hòa để nhiệt độ thấp; trẻ ra nhiều mồ hôi, không lau và thay áo kịp thời;
  • Trẻ ăn đồ lạnh, uống nước mát trong tủ lạnh;
  • Trẻ ra vào phòng điều hòa gây hiện tượng sốc nhiệt…

Khi đó, thân nhiệt trẻ chưa thay đổi kịp với thay đổi nhiệt độ từ môi trường, sức đề kháng còn yếu dẫn đến tình trạng trẻ nhiễm lạnh gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, húng hắng ho. Thực tế, rất nhiều mẹ do bận hoặc không để ý đến những dấu hiệu ban đầu của trẻ khi mới chớm nhiễm lạnh, mà thường chỉ khi nghe tiếng ho nhiều, ho nặng của con mới giật mình biết là CON BỊ ỐM, BỊ HO.

Do vậy, để ngăn chặn những tiếng ho nhiều, ho nặng ở trẻ, các mẹ nên:

1. Thoa (bôi) dầu Tràm vào gan bàn chân, day huyệt Dũng tuyền 3-4 lần liên tục, ngày làm liên tục 2-3 lần. Thoa Dầu tràm làm ấm phần ngực, lưng (vị trí phổi) của trẻ.

2. Cho trẻ uống luôn quất hấp mật ong hoặc húng chanh – đường phèn, ngày uống 3-4 lần tùy theo độ tuổi trẻ mà phân liều phù hợp. Các thành phần trong các bài thuốc dân gian kể trên đều chứa tinh dầu, giúp giải cảm – giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Việc kết hợp sử dụng dầu tràm và siro ho cho bé chiết xuất từ thảo dược đã được chứng minh giúp ngăn chặn hiệu quả trẻ tiến triển sang viêm đường hô hấp sâu.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

3. Chú ý dinh dưỡng đủ chất để trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị viêm đường hô hấp.

4. Cho trẻ uống nhiều nước/ tăng lượng bú hàng ngày

Thứ hai, với trường hợp trẻ bị ho nhiềuho nặng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian như quất-mật ong, húng chanh – đường phèn để giảm ho, mẹ cần chú ý các dấu hiệu ho ở trẻ đặc trưng ở trẻ, có thể cho trẻ đi khám hoặc xét nghiệm để biết chính xác trẻ bị ho do nguyên nhân nào.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Trẻ bị ho nhiều, ho nặng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu ho do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì nhất thiết cần sử dụng kháng sinh kèm các bài thuốc giảm ho thảo dược kể trên để diệt khuẩn. Nên uống siro thảo dược vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì. Sau khi cho uống nên vỗ đờm cho bé. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn ngay sau khi uống siro. Vì đờm long dưới tác dụng của thuốc có thể khiến trẻ bị nôn, trớ.

Một số dấu hiệu giúp mẹ phân biệt viêm họng do virus và vi khuẩn?

Biểu hiện viêm họng do virus Biểu hiện viêm họng cấp do vi khuẩn
Chưa sốt, hoặc nếu sốt thì sốt rất cao, thường cứ 4-6 giờ sốt lại một lần Có thể biểu hiện sốt, nhưng tần suất sốt thưa, không liên tục
Chảy mũi Họng sưng, đỏ, trẻ khó ăn, dễ trớ
Ho Ho nhiều, có thể ho có đờm
Tiêu chảy Khởi bệnh không đột ngột, thường ủ bệnh sau một thời gian chảy nước mũi, húng hắng ho
Có thể có nổi ban đỏ sau 3 ngày hạ sốt

Vì sao mẹ không nên sử dụng thuốc giảm ho-long đờm tây y?

Các thuốc giảm ho-long đờm tây y thường gây ứ đọng đờm hoặc tan đờm trong khi trẻ chưa biết khạc đờm, có thể gây suy hô hấp ở trẻ. FDA cũng đã khuyến cáo không sử dụng nhóm thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hãy là người mẹ thông thái, trang bị cho mình những kiến thức khoa học để “trị ho cho bé đúng cách không dùng kháng sinh”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

NHA KHOA MỸ

CS1: 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

CS2: 11 Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà Nội

CS3: B10 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0989 868 005

lienhe@nhakhoamy.vn

Chính sách chung

Bảo mật thông tin

Hướng dẫn đặt lịch

Chính sách thanh toán

Bảng giá dịch vụ

Fanpage