Sâu Răng Là Gì?

Sâu Răng Là Gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng gây ra bởi vi khuẩn. Sâu răng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống sinh hoạt và thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sâu răng do di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sâu răng.

Trẻ em có nguy cơ gặp phải sâu răng cao hơn nhiều lần so với người lơn. Có những loại sâu răng sau:

  • Sâu thân răng – là loại sâu răng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Sâu thân răng thường xảy ra trên bề mặt nhai hoặc giữa các răng.
  • Sâu chân răng – khi chúng ta già đi, nướu của chúng ta sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, khiến cho một phần của chân răng bị lộ ra ngoài. Vì không có men răng bao phủ, những khu vực chân răng bị lộ ra này dễ bị sâu răng.
  • Sâu răng thứ phát – Tình trạng này xảy ra là do các khu vực này thường có xu hướng tích tụ mảng bám, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng.

Những người mắc chứng khô miệng do thiếu nước bọt có nguy cơ sâu răng rất cao. Chứng khô miệng có thể xảy ra do bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc,… Chứng khô miệng có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra khô miệng.

Sâu răng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phá hủy răng của bạn và làm hư hại các dây thần kinh ở vùng trung tâm của răng.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng áp xe, một dạng nhiễm trùng ở chóp chân răng. Một khi áp xe hình thành, nó chỉ có thể được điều trị bằng phương pháp rút tủy hoặc nhổ răng.

Làm Sao Để Biết Tôi Có Bị Sâu Răng Hay Không?

Chỉ nha sĩ của bạn mới có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn có bị sâu răng hay không. Đó là bởi vì sâu răng phát triển bên dưới bề mặt răng, nơi bạn không thể nhìn thấy chúng.

Theo thời gian, men răng bắt đầu bị phá vỡ bên dưới bề mặt răng trong khi bề mặt răng vẫn còn nguyên. Khi lớp men răng dưới bề mặt bị ăn mòn, bề mặt răng sụp xuống, tạo thành một lỗ sâu răng.

Tôi Có Thể Ngăn Ngừa Sâu Răng Bằng Cách Nào?

  • Chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và bên dưới viền nướu.
  • Hãy thăm khám răng thường xuyên. Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về răng miệng và không để chúng phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Khi bạn ăn những thực phẩm này, hãy cố gắng ăn chúng cùng với bữa ăn hằng ngày của bạn thay vì ăn vặt để giảm thiểu số lần răng của bạn phải tiếp xúc với axit.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa chất fluoride, ví dụ như kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Hãy chắc chắn rằng nước uống của con bạn có chứa chất fluoride. Nếu nước uống không có chứa chất fluoride, nha sĩ của bạn hoặc bác sĩ nhi khoa của con bạn có thể sẽ kê toa để bổ sung chất fluoride hàng ngày
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

NHA KHOA MỸ

CS1: 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

CS2: 11 Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà Nội

CS3: B10 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0989 868 005

lienhe@nhakhoamy.vn

Chính sách chung

Bảo mật thông tin

Hướng dẫn đặt lịch

Chính sách thanh toán

Bảng giá dịch vụ

Fanpage