Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý – EN

Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không? Ở trẻ sơ sinh, thở khò khè là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Khi đó, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định sớm nguyên nhân và cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Trước hết phụ huynh cần phân biệt khò khè ở mũi hay khò khè ở họng. Trường hợp khò khè ở mũi hay còn gọi là ngạt mũi (nghẹt mũi) bản chất là dạng viêm mũi, chảy nước mũi hoặc cũng có thể là đường thở của trẻ không được thông thoáng do bụi, hỉ mũi… Đây là một triệu chứng nhẹ, thoáng qua ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu cách nghe không đúng, nhiều mẹ thường nhầm lẫn khò khè ở mũi với khò khè ở họng – một triệu chứng nguy hiểm hơn nhiều!

Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới việc trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả từ chuyên gia Vihodan Mời các bạn tham khảo nhé!

Bé sơ sinh thở khò khè là thế nào? Có sao không?

Khò khè là tiếng ran rít, ngáy phát ra từ các đường thở trong lồng ngực có thể nghe được bằng ống nghe khám bệnh hoặc áp tai vào lưng hoặc ngực của người bệnh. Khò khè thường nghe trong khi thở ra (đôi khi cả thì hít vào) là biểu hiện của tắc nghẽn ở đường thở nhỏ bên trong phổi, còn tiếng rít trong khi hít vào thường là âm thanh phát ra do tắc nghẽn ở thanh, khí quản lớn. Bé sơ sinh thở khò khè là triệu chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải chú ý và cho trẻ đi khám bác sỹ vì liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viên phế quản, hen phế quản ở trẻ.

Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý

Các nhóm bệnh liên quan trẻ sơ sinh bị thở khò khè:

  • Khò khè cấp tính, đột ngột, diễn biến bệnh nhanh kèm theo yếu tố tiền căn dị ứng của bản thân và gia đình (Trẻ bị các chứng bệnh kèm theo như mề đay, chàm da, người thân ruột thịt bị hen, suyễn), cha/mẹ nên nghĩ tới bệnh trẻ sơ sinh bị thở khò khè.
  • Khò khè sau đợt thay đổi thời tiết, kèm theo các đợt bệnh của bé là những triệu chứng của nhiễm Virus như sốt. nghẹt mũi, sổ mũi, ho, trường hợp này thông thường là triệu chứng của viêm tiểu phế quản.
  • Trường hợp trẻ đang ăn, chơi mà đột ngột khò khè kèm theo biểu hiện sặc, tím tái là dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật đường thở.
  • Thở khò khè kèm theo biểu hiện co rút lồng ngực, tần suất bị từ 3 lần trở lên mà không kèm theo các dấu hiệu tiền căn của bệnh hen, suyên,… thường là biểu hiện của dị tật hẹp đường thở hoặc là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh.

Chẩn đoán chính xác trẻ sơ sinh bị thở khò khè

  • Để loại trừ các trường hợp trẻ sơ sinh bị thở khò khè nghe thấy ở vùng mũi thì nên vệ sinh mũi của bé sạch, giúp vùng mũi thông thoáng bằng nước muối sinh lý.
  • Bác sỹ phải dùng ống nghe vùng phổi của bé. Trong trường họp khò khè nhiều và âm lớn thì cha/mẹ có thể áp tai và vùng ngực, lưng của trẻ để nghe.
  • Cha/mẹ có thể quan sát trẻ thở qua biểu hiện co lõm ngực (vùng mạn sường sẽ lồi lõm theo nhịp thở của bé)

Cách điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Tùy từng triệu chứng trẻ em bị khò khè có liên quan đến bệnh chứng nào, bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị cụ thể

Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý

Khò khè liên quan đến bệnh Hen suyễn ở trẻ:

  • Phòng ngừa bằng các thuốc trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp với từng tháng, tuần tuổi
  • Dùng thuốc cắt cơn khi cần
  • Cho trẻ bú đều đặn theo nhu cầu của trẻ
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Có thể kê kháng sinh khi kèm theo viêm nhiễm phế quản
  • Tránh các yếu tố gây nặng bệnh cho trẻ: Phấn hoa, lông xúc vật, hóa chất
  • Giữ phòng ngủ trẻ được sạch, không khí lưu thông
  • Cách xử lý các cơn suyễn khi bé bị lên cơn: Xử dụng thuốc xịt giãn phế quản tại chỗ…
  • Sử dụng thuốc long đờm, giảm ho thảo dược an toàn cho trẻ sơ sinh

Khò khè liên quan đến viêm tiểu phế quản:

  • Thông thoáng đường thở vùng mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, bế trẻ cao đầu
  • Có thể dùng thuốc dãn phế quản trường hợp trẻ khó thở, thở rút lồng ngực
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Kháng sinh phù hợp theo tuần tuổi, cân nặng của trẻ
  • Sử dụng thuốc long đờm, trị ho cho trẻ chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Khò khè liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, dị tật hẹp đường thở

  • Điều trị bệnh nền mắc phải theo chỉ định cụ thể của bác sỹ
  • Trường hợp trẻ lên cơn khó thở cấp, vẫn nên dùng thuốc giãn phế quản cho trẻ
  • Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Khò khè do hóc dị vật trong đường thở

Đưa trẻ tới bệnh viện nhanh nhất. Tùy từng mức độ, bác sỹ sẽ chỉ định can thiệp gắp dị vật trong đường thở.

Trẻ sơ sinh bị khò khè là bệnh lý thường gặp bởi chỉ cần thay đổi nhỏ của thời tiết, cũng có thể xuất hiện hiện tượng này. Các chuyên gia cho biết “khò khè” là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh, có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm.

Tình trạng thở khò khè ở trẻ có thể nhận thấy bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, đặc biệt là khi bé ngủ – lúc này, có thể gần giống với tiếng ngáy nhẹ ở trẻ, đôi khi không đều (ngắt quãng). Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.  Đôi khi, mẹ nhầm lẫn giữa nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè là do tư thế nằm ngủ bé khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép và chỉ cần thay đổi tư thế thì tiếng khò khè cũng biến mất.

Trong khi các bố mẹ thường định nghĩa tất cả các dạng tiếng thở ồn ào hơn mức bình thường của bé là khò khè, các bác sỹ chỉ kết luận bé bị khò khè khi khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản, buồng phổi) và điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

NHA KHOA MỸ

CS1: 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

CS2: 11 Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà Nội

CS3: B10 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0989 868 005

lienhe@nhakhoamy.vn

Chính sách chung

Bảo mật thông tin

Hướng dẫn đặt lịch

Chính sách thanh toán

Bảng giá dịch vụ

Fanpage